1. Dự án khu Dịch vụ du lịch hồ Thác Chuối và đỉnh U Bò.
Đỉnh U Bò là đỉnh núi cao nhất và nằm phía đông của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Núi nằm cách TP Đồng Hới khoảng 70km, đỉnh núi này là nơi lý thú cho loại hình du lịch sinh thái.
Ở độ cao gần 1.000m so với mực nước biển, du khách có thể phóng mắt ngắm nhìn TP Đồng Hới ẩn hiện lung linh qua làn sương mờ.
Không chỉ là điểm khám phá và dừng chân lý tưởng trong mùa hè, U Bò còn là điểm đến thú vị trong cả ba mùa còn lại bởi khí hậu đặc thù nơi đây. Những ngày mùa thu, mây và sương mù gần như quánh lại, cảm giác có thể chạm vào.
Ngoài được ví von như Sa Pa thì núi U Bò còn được so sánh với Đà Lạt, vì phong cảnh có nhiều rừng cây cũng như tiết trời mát mẻ, có phần se se lạnh khi đi lên đến đỉnh.
Điểm đặc biệt ở U Bò đó là có thể cảm nhận vẻ đẹp của núi khác nhau theo từng mùa trong năm. Những ngày hè oi bức, không khí nơi đây luôn mát mẻ. Vào tiết trời mùa thu thì khi leo lên đến đỉnh núi U Bò du khách có thể chạm vào lớp sương mù và nhìn thấy mây trời trong xanh.
Mùa đông có thể cảm nhận được sự lạnh giá của nơi đây không kém gì khi ở Sa Pa. Nhiều người còn chứng kiến được băng giá bao trùm lên các loài cây và loài hoa ở nơi đây.
2. Cụm Dự án khu Đô thị hỗn hợp dịch vụ du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng.
Vị trí: Nằm ở tỉnh Quảng Bình, miền Trung Việt Nam; toại độ địa lý: 17021’12” đến 7044’51” vĩ độ Bắc; 105046’33” đến 106023’33” kinh độ Đông.
Diện tích: 123.326 ha, gồm 03 phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (100.296 ha); phân khu phục hồi sinh thái (19.619 ha); phân khu hành chính dịch vụ (3.411 ha).
Vùng đệm có diện tích 220.055 ha thuộc 13 xã (gồm các xã Dân Hóa, Hóa Sơn, Trung Hóa, Thượng Hóa, Trọng Hóa thuộc huyện Minh Hóa; các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch, Phú Định, Hưng Trạch thuộc huyện Bố Trạch và xã Trường Sơn thuộc huyện Quảng Ninh).
Phong Nha – Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu, phần lớn diện tích là đá vôi và liên kết khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Hin Namno của Lào tạo thành khối Karst rộng lớn Đông Nam Châu Á.
Phong Nha – Kẻ Bàng ngày nay là kết quả phát triển của 5 giai đoạn kiến tạo địa chất, từ kỷ Ordovician (464 triệu năm) đến Đệ Tứ. Điều này được minh chứng qua các phức hệ hoá thạch cổ sinh phong phú và đa dạng đại diện cho tuổi địa tầng khác nhau.
3. Dự án khu Đô thị hỗn hợp ven biển TP. Đồng Hới và huyện Bố Trạch.
- Thành phố Đồng Hới
UBND tỉnh ban hành Quyết định số 466/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu vực Quảng trường biển (cuối đường nối cầu Nhật Lệ 2 ra biển Bảo Ninh), thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình tỷ lệ 1/500.
Theo đó, khu vực lập quy hoạch có diện tích 88.765m2 thuộc thôn Hà Thôn, xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới; dự kiến phục vụ khoảng 5.000 người.
Đây là một khu đa chức năng, gồm: Quảng trường biển, khu du lịch nghỉ dưỡng và khu hỗn hợp thương mại, dịch vụ, khách sạn, tạo điểm nhấn về không gian kiến trúc cảnh quan hướng từ đường nối cầu Nhật Lệ 2 ra biển Bảo Ninh.
Tại vị trí trung tâm Quảng trường biển có diện tích 25.526,95m2, là không gian sinh hoạt cộng đồng và phục vụ tổ chức các sự kiện lễ hội, vui chơi giải trí ngoài trời. Quảng trường được thiết kế hợp lý, có tính thẩm mỹ cao, hài hòa với các khu chức năng lân cận.
- Huyện Bố Trạch: Khu vực quy hoạch được phân thành 2 khu vực chính.
Cụ thể, khu vực Đông đường sắt Bắc Nam là khu vực tập trung phát triển các chức năng dịch vụ du lịch, quảng trường biển, chuỗi không gian cảnh quan xanh ven biển, không gian bãi tắm vui chơi giải trí, dịch vụ thể thao giải trí cao cấp (sân golf,…), dịch vụ thương mại, công trình công cộng, các công trình hỗn hợp, các khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ về không gian, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tạo lập các không gian sống tiện nghi, hiện đại, mang tính sinh thái với nhiều không gian cây xanh, mặt nước.
Cải tạo chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, bổ sung các công trình dịch vụ – công cộng đơn vị ở và nhóm nhà ở phục vụ tốt hơn cho cộng đồng dân cư; bảo tồn và tôn tạo khu vực rừng phòng hộ tạo thành lá phổi xanh cho khu vực đô thị.
Khu vực phía Tây đường sắt Bắc Nam chủ yếu là các khu dân cư hiện hữu đã ổn định được định định hướng cải tạo chỉnh trang, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, bổ sung các công trình dịch vụ – công cộng đơn vị ở và nhóm nhà ở phục vụ tốt hơn cho cộng đồng dân cư; phát triển một số khu chức năng mới theo định hướng trong quy hoạch chung; các khu vực sản xuất nông nghiệp cơ bản được duy trì và định hướng áp dụng mô hình sản xuất tập trung, quy mô lớn, áp dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng.
4. Cụm Dự án khu Đô thị hỗn hợp ven biển phía Bắc huyện Quảng Ninh.
Vùng ven biển hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy xác định chia làm 5 phân vùng: Phân vùng phía Bắc, phân vùng trung tâm, phân vùng phía Nam và 2 phân vùng đặc thù. Phân vùng 1 là vùng đô thị Dinh Mười và vùng phụ cận: Phạm vi đô thị Dinh Mười lấy làm trọng tâm, kết nối với các vùng phụ cận như khu dân cư phía Bắc đô thị hỗn hợp thể thao, giải trí và dân cư tại xã Hải Ninh, khu dân cư ven biển và trung tâm xã Hải Ninh, khu dân cư khu vực xã Võ Ninh, Gia Ninh bằng các tuyến đường kết nối về trung tâm đô thị Dinh Mười, kết nối lan tỏa đô thị về hướng biển và thành phố Đồng Hới. Phân vùng 2 là vùng đô thị hỗn hợp đặc thù thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng và phát triển dân cư Hải Ninh: Khu đô thị hỗn hợp thể thao, giải trí và dân cư tại xã Hải Ninh là trọng tâm để phát triển vùng.
5. Dự án Khu đô thị hỗn hợp phía Tây hồ Bàu Tró.
Quy hoạch chi tiết Khu dân cư phía Tây Hồ Bàu Tró, phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới, tỷ lệ 1/500.
6. Dự án khu đô thị hỗn hợp phía Tây sông Lệ Kỳ TP. Đồng Hới và huyện Quảng Ninh.
UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Quyết định số 3509/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Lương Ninh, huyện Quảng Ninh.
Theo đó, khu vực nghiên cứu lập quy hoạch thuộc xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh (xã Lương Ninh được sáp nhập với thị trấn Quán Hàu theo Nghị quyết số 1242/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội).
Ranh giới cụ thể có phía Bắc giáp sông Lệ Kỳ và kênh nước (ranh giới địa giới huyện Quảng Ninh và thành phố Đồng Hới); phía Nam giáp tuyến đường giao thông quy hoạch rộng 25 m và lô đất thương mại dịch vụ (DVTM 12.2); phía Đông giáp khu dân cư hiện hữu và đường quốc lộ 1A; phía Tây giáp sông Lệ Kỳ và lô đất thương mại dịch vụ (DVTM 10).
Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết có tổng diện tích 36,42 ha. Trong đó, diện tích lập quy hoạch 1/500 của dự án khoảng 35,08 ha; diện tích nghiên cứu, ghép nối các trục đường tiếp giáp khoảng 1,34 ha.